Sổ tay sinh viên Phenikaa University
  • 👋Mục Lục
  • 🌏GIỚI THIỆU CHUNG
  • 💡1. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO / CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
    • ⚙️1. KHỐI NGÀNH KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
    • 🗝️2. KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH
    • 💊3. KHỐI NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE
    • 🪟4. NHÓM NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
    • 🌐5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
  • ✨2. CÁC ĐƠN VỊ, BỘ PHẬN TRONG TRƯỜNG
  • PHẦN I: QUY CHẾ - QUY ĐỊNH
  • 📪1. Hoạt động đào tạo tại trường đại học Phenikaa
    • 🗃️1.1 Chương trình đào tạo bậc đại học?
    • 🗳️1.2 Học phần và tín chỉ
    • 📜1.3 Đánh giá kết quả học tập
    • ⏰1.4 Thời gian và kế hoạch đào tạo
    • 📄1.5 Đăng ký khối lượng học tập và rút bớt học phần đã đăng ký
    • ✍️1.6 Đăng ký học lại và học cải thiện điểm
    • 🤒1.7 Nghỉ học tạm thời
    • ⚖️1.8 Học cùng lúc hai chương trình
    • 📊1.9 Xếp hạng năm đào tạo và học lực
    • ⚠️1.10 Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học
    • 🏫1.11 Chuyển trường
    • 📋1.12 Điều kiện dự thi, tổ chức thi kết thúc học phần
    • 📩1.13 Khiếu nại điểm và xem lại kết quả bài thi học phần
    • 🔣1.14 Cách tính điểm trung bình học kỳ, năm học
    • ✔️1.15 Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
    • 👩‍🎓1.16 Cấp bằng tốt nghiệp
    • 📝1.17 Các thủ tục hành chính hỗ trợ sinh viên tại Phòng Đào tạo
    • 📧1.18 Cổng thông tin và thời gian học tập
  • ⛷️2. Hoạt động công tác sinh viên
    • ☎️2.1 Hỗ trợ hành chính 1 cửa, quản lý thông tin sinh viên
    • 👩‍💻2.2 Cố vấn học tập
    • 🎁2.3 Học bổng khuyến khích học tập, rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật sinh viên
    • 📧2.4 Cách thức liên hệ với Phòng Công tác sinh viên
  • ⛷️3. Hoạt động Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Đổi mới sáng tạo sinh viên
    • ☎️3.1 Hợp tác Doanh nghiệp, hướng nghiệp, cơ hội thực tập việc làm, hỗ trợ thực tập
    • 👩‍💻3.2 Hoạt động tham vấn tâm lý
    • 🎁3.3 Phát triển kỹ năng cho sinh viên
    • 📈3.4. Cựu sinh viên
    • 🤝3.5 Hoạt động đổi mới sáng tạo sinh viên
    • 💬3.6 Cách thức liên hệ
  • 📚4. Trung tâm Thông tin - Thư viện
  • 💹5. Các quy định về thanh toán học phí
  • 🌏6. Các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế
    • 🗺️6.1 Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới P2A
    • 🎯6.2. Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới ATU-Net
    • 🧩6.3. Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới UMAP
  • 🏢7. Ký túc xá sinh viên
  • ⚕️8. Bảo hiểm y tế
    • 🔑8.1 Đối tượng
    • 🌟8.2 Quyền lợi và mức hưởng BHYT
    • 💰8.3. Mức đóng, hỗ trợ đóng theo quy định
    • 🕘8.4 Thời hạn sử dụng
    • 📝8.5 Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT
    • 💳8.6 Thủ tục cấp lại thẻ mất hoặc thay đổi thông tin trên thẻ
    • 👩‍🏫8.7 Hướng dẫn cách tìm lại mã số BHYT khi quên hoặc mất thẻ và chưa cài VssID.
    • 🧑‍🎓8.8 Tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (Hạn thẻ)
    • 🧑‍🏫8.9 Hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID
  • 🧬9. Nghiên cứu khoa học sinh viên
  • 🖥️10. Hệ thống Công nghệ thông tin
    • 🌐10.1 THÔNG TIN CHUNG
    • ❗10.2 LƯU Ý ĐỐI VỚI SINH VIÊN
    • 📞10.3 HỖ TRỢ XỬ LÝ SỰ CỐ CNTT
  • 📃11. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.
  • 👥12. Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa học đường Trường Đại học Phenikaa
    • 🧑‍🏫12.1 Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường
    • 🫂12.2 Đối với bạn bè
    • 👁️‍🗨️12.3 Ở trong lớp học
    • 🗣️12.4 Ở nơi công cộng
    • 🚦12.5 Đối với thực hiện an toàn giao thông
    • 🙌12.6 Ứng xử trên mạng xã hội
  • PHẦN II: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VÀ PHONG TRÀO SINH VIÊN
  • 🇻🇳1. Đảng ủy trường
  • 🌲2. Đoàn thanh niên trường
  • 🧑‍🎓3. Phong trào sinh viên 5 tốt.
  • 🎓4. Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên.
  • 🏆5. Phong trào thể dục thể thao.
  • 🏅6. Các danh hiệu thi đua.
  • PHẦN III: 1001 CÁCH ĐỂ THÀNH CÔNG KHI HỌC ĐẠI HỌC
  • 🤔1. Làm thế nào để học tập thành công ở trường Đại học?
  • 💕2. Góc bạn bè và tình yêu
    • 🤔2.1 Góc bạn bè
    • 🥰2.2 Góc tình yêu thời sinh viên
  • 🤾3. Ăn và chơi
  • 🚌4. Di chuyển
  • 🏕️5. Hoạt động ngoại khoá
    • 🍁5.1. Một số hoạt động ngoại khóa
    • 🎨5.2. Các câu lạc bộ
  • 📖Nhật kí sinh viên
Powered by GitBook
On this page
  1. 2. Góc bạn bè và tình yêu

2.2 Góc tình yêu thời sinh viên

Không ít bạn thấy áp lực khi bố mẹ ra sức căn dặn: “Sinh viên năm nhất, lo mà học hành, yêu đương tính sau”.

Thế nhưng, có không ít bạn trẻ quan niệm: “Tuổi trẻ mà không yêu thì thật lãng phí”.

Vì vậy, “Yêu” hay “Không yêu” quả thật là một “băn khoăn lớn” của các tân sinh viên.

“ĐƯỢC” VÀ “MẤT” KHI YÊU THỜI SINH VIÊN

Trưởng thành hơn

Bước qua tuổi 18, bạn được xem là người trưởng thành, tự chịu trách nhiệm về hành vi và cảm xúc của mình. Vì vậy, khi đã lựa chọn chữ “Yêu”, bạn sẽ thấy tình cảm lúc đó không còn là “cảm nắng”, xốc nổi mà thay bằng những thương yêu, rung động và kỷ niệm ngọt ngào… Chính bạn sẽ thấy rằng, bản thân từng ngày trưởng thành hơn trong cuộc sống và cả việc quan tâm, lo lắng cho “ai đó”.

Có động lực cố gắng

Rõ ràng, không ai muốn mình xấu trong mắt “nửa kia”. Vì vậy, cả hai không chỉ “sát cánh bên nhau” trong chuyện tình cảm mà còn giúp đỡ, động viên, khuyến khích nhau học tập, làm thêm… Đôi khi, bạn hành động điều gì đó không chỉ vì bản thân nữa mà biết nghĩ rộng hơn là để cho “người ấy” có niềm tin và tự hào về mình. Do đó, tình yêu sẽ giúp cả hai luôn hướng tới những điều tốt đẹp.

Được san sẻ niềm vui, nỗi buồn

Khi có “người yêu”, bạn sẽ có thêm người để cùng chia sẻ những tâm tư, tình cảm. Chuyện vui vì thế mà vui hơn. Còn chuyện buồn, “bức xúc” cũng trở nên nhẹ nhõm… Nhưng “combo” Hờn dỗi + Dỗ dành + Xin lỗi… thì có khả năng tăng gấp bội đối với hai người.

Nhưng… tốn thời gian lẫn chi phí

Tình yêu không hề… miễn phí cho bạn bởi nó sẽ lấy đi của bạn không ít thời gian trong ngày để nhắn tin, Facetime hỏi han, quan tâm (hồi đáp không nhanh, có khi còn bị… dỗi vô cớ) rồi gặp mặt, đi chơi… Tất cả điều ấy quy ra cũng “lục tốn” kha khá phút giây đấy.

Cùng với đó, những khoản chi tiêu cũng gia tăng lên nhiều. Ít thì cũng phải… đủ tiền đổ bình xăng để hai đứa đi hóng mát, uống ly trà sữa rồi quà cáp tặng nhau vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm đặc biệt…

Còn khi đã xác định: “Tôi không có thời gian đâu!”, “Tôi còn sống khó khăn lắm!” thì bạn nên cân nhắc chuyện yêu đương.

Quyền kiểm soát được trao… cho người khác

Một khi đã xác định chủ quyền “người ấy là ai” thì không ai muốn “người ấy” dành ít thời gian quan tâm, lo lắng cho mình. Dù biết là không nên nhưng nhiều bạn vẫn tò mò theo dõi từng hành vi của người yêu từ Facebook, Zalo đến những lần đi chơi với hội bạn thân khác giới… Thậm chí, khi có việc gì, bạn cũng muốn được “người ta” hỏi ý kiến nên hay không nên. Do đó, khi đã vướng vào yêu đương thì bạn cần xác định luôn việc “nửa ấy” có quyền kiểm soát chuyện nào.

Ảnh hưởng nhiều đến tâm lý

Ai cũng mong tình yêu có màu hồng nhưng đôi khi, những vệt “xanh, đỏ, tím, vàng”, thậm chí là “đen” bỗng từ đâu ào đến. Những hiểu lầm, tranh cãi… dù được xem là “gia vị tình yêu” nhưng khi “thêm nếm mặn mà” thì lại khiến bạn cáu giận, buồn bực, thất vọng, chán nản… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, suy nghĩ, công việc lẫn học tập của bạn. Thậm chí, những cảm xúc tiêu cực đó dễ khiến bạn bị stress, trầm cảm…

à Vậy chốt lại là “Yêu” hay “Không yêu”?

Không ai có thể trả lời câu hỏi này thay cho bạn. Hãy quyết định chuyện tình cảm bằng cả lý trí và con tim, bạn nhé! Nếu thấy khó quá thì có thể nhờ người thân, bạn bè, thậm chí là thầy cô làm “quân sư”.

Và một khi đã lựa chọn, bạn hãy đặt niềm tin vào quyết định đó. Khi nào bản thân thấy cần thay đổi thì vẫn còn… thời gian cho bạn đổi thay.

ĐÃ YÊU LÀ PHẢI AN TOÀN

Ở độ tuổi 18, bạn không chỉ chịu trách nhiệm về hành vi, suy nghĩ của mình trước pháp luật mà còn cả lương tâm của bản thân. Do đó, nếu đã yêu thì bạn cần “yêu đúng cách”, chớ “liều ăn nhiều” để rồi… “mất tất cả”.

Có nên sống thử?

Hãy để sống cùng nhau là một bước tiến đúng đắn và đáng nhớ trong một mối quan hệ nghiêm túc, hơn là việc “góp gạo, thổi cơm chung cho đỡ tốn tiền thuê nhà, điện nước”, “cho đỡ phải đi vài km mới gặp được nhau”…

Bạn chỉ nên sống thử khi có thể tự làm chủ cuộc sống của chính mình và giúp cuộc sống của người ấy trở nên dễ dàng hơn. Hai người không nên sống cùng nhau nếu như bạn phụ thuộc vào người đó hoặc người đó phụ thuộc vào bạn; cũng như không chắc chắn rằng, cả hai sẽ đi cùng nhau quãng đường dài.

Và thực sự, 18, 19 tuổi hẵng còn quá trẻ để bạn phải lo toan cho “người sống chung” khi mà bản thân còn chưa tự lo được cho chính mình, chưa cầm trên tay tấm bằng đại học hay chưa có những chuyến đi chơi xa thú vị với bạn bè… Cuộc sống này có quá nhiều điều lý thú để bạn khám phá, thay vì tự nhốt mình trong bốn bức tường, mắc kẹt trong một mối quan hệ để rồi có thể phải gánh chịu những tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần chỉ vì sống thử.

An toàn thế nào?

* An toàn cho chính cơ thể bạn trong mọi mối quan hệ tình cảm. Bạn phải đảm bảo rằng, trong tình yêu, mình được yêu thương, chứ không phải là chịu đựng những trận đòn roi vũ phu, những lần cãi vã căng thẳng vì sự ích kỷ, độc đoán, gia trưởng hay ghen tuông vô cớ của người ấy. Khi cơ thể bạn phải chịu những vết thương (hay bạn cảm nhận được sự bạo lực sẽ đến từ đối phương cả về thể chất lẫn tinh thần) thì hãy mạnh dạn lên tiếng!

* An toàn khi đi chơi, đi học, lẫn hẹn hò hay chuyện thầm kín yêu đương. Bạn đã lớn để biết đâu là vùng an toàn cho cơ thể mình và làm thế nào để an toàn trong chuyện yêu của hai người (dù lúc tình cảm dâng trào hay lững lờ cơn sóng) với những trợ thủ đắc lực như: “ba con sâu”, “thuốc phòng tránh”. Và nếu lỡ có “vấn đề” không mong muốn xảy ra, bạn đừng chịu đựng, tìm cách giải quyết một mình mà hãy chia sẻ với chuyên gia tâm lý, với người mà bạn tin tưởng nhất trong gia đình, nhóm bạn… để có được lời khuyên hữu ích, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Tóm lại, bạn yêu tới đâu thì cần chắc chắn tới đó và gia tăng sự tôn trọng nhau, tránh để “sai đến đâu, sửa tới đó”. Người giỏi là người biết từ chối, biết tôn trọng cơ thể mình, chứ không phải là người “đã đâm lao, phải theo lao”.

* An toàn trong mọi khung hình. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng không ít bạn sinh viên đã bị đe dọa, uy hiếp chuyện yêu đương vì lỡ chụp một bức hình, ghi lại một đoạn clip làm kỷ niệm. Bạn cần biết giữ an toàn cho bản thân khi yêu, đặc biệt không cho phép người yêu ghi âm, ghi hình để phòng trường hợp đáng tiếc sau này.

CÁCH GIẢI TỎA TÂM LÝ TIÊU CỰC KHI YÊU

Đôi khi, tình yêu chết dần, chết mòn không phải vì sự phản bội hay do địa lý chia cắt mà chỉ vì lối suy nghĩ tiêu cực lẫn áp đặt.

Có câu “giận quá mất khôn”. Chính vì thế, trong mọi tình huống và hoàn cảnh, bạn cần hết sức bình tĩnh. Bạn có thể tạo cho bản thân một câu “thần chú”, ví dụ: “Bình tĩnh nào!”, “Đừng giận dữ nữa!”… để cân bằng cảm xúc cho mình.

Bên cạnh đó, khi đang suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy hít thở theo cách sau: Hít vào bằng mũi, giữ cho bụng và ngực mở rộng. Giữ hơi, đếm đến 4 thì bắt đầu thở ra chầm chậm bằng miệng, đếm đến 7 hoặc 8. Lăp lại ít nhất 3 lần tới khi bạn cảm thấy bình tĩnh.

Khi đã bình tĩnh lại, bạn hãy tìm thời điểm thích hợp để chia sẻ thẳng thắn, chân thành những điều mà mình đang nghĩ với người yêu để cả hai hiểu nhau hơn, cùng giúp nhau tháo gỡ những khúc mắc. Bạn không nên chọn cách im lặng để rồi tạo nên bức tường vô hình ngăn cách tình cảm, khiến hai người cứ dần xa rời nhau.

Cuối cùng, hãy tự nhắc nhở bản thân không nên sa vào những suy nghĩ tiêu cực; rằng những điều bạn đang nghĩ là không đúng thực tế và bạn sẽ cố để không bị chúng điều khiển. Thay vì tức giận, lo lắng, hoài nghi…, bạn có thể dành thời gian để nghe một bài hát yêu thích, xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách mới hay đơn giản là chuyện trò với bạn bè, làm những việc có ích cho chính mình.

Và dù xảy ra chuyện gì đi nữa thì bạn nhất định không được hành hạ bản thân, ngược lại phải yêu mình hơn vì qua mối tình ấy, bạn hiểu bản thân hơn, có thêm kinh nghiệm sống và định hình rõ hơn mẫu người sẽ đồng hành lâu dài với bạn trong cuộc đời.

Previous2.1 Góc bạn bèNext3. Ăn và chơi

Last updated 1 year ago

💕
🥰