Sổ tay sinh viên Phenikaa University
  • 👋Mục Lục
  • 🌏GIỚI THIỆU CHUNG
  • 💡1. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO / CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
    • ⚙️1. KHỐI NGÀNH KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
    • 🗝️2. KHỐI NGÀNH KINH TẾ - KINH DOANH
    • 💊3. KHỐI NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE
    • 🪟4. NHÓM NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
    • 🌐5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
  • ✨2. CÁC ĐƠN VỊ, BỘ PHẬN TRONG TRƯỜNG
  • PHẦN I: QUY CHẾ - QUY ĐỊNH
  • 📪1. Hoạt động đào tạo tại trường đại học Phenikaa
    • 🗃️1.1 Chương trình đào tạo bậc đại học?
    • 🗳️1.2 Học phần và tín chỉ
    • 📜1.3 Đánh giá kết quả học tập
    • ⏰1.4 Thời gian và kế hoạch đào tạo
    • 📄1.5 Đăng ký khối lượng học tập và rút bớt học phần đã đăng ký
    • ✍️1.6 Đăng ký học lại và học cải thiện điểm
    • 🤒1.7 Nghỉ học tạm thời
    • ⚖️1.8 Học cùng lúc hai chương trình
    • 📊1.9 Xếp hạng năm đào tạo và học lực
    • ⚠️1.10 Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học
    • 🏫1.11 Chuyển trường
    • 📋1.12 Điều kiện dự thi, tổ chức thi kết thúc học phần
    • 📩1.13 Khiếu nại điểm và xem lại kết quả bài thi học phần
    • 🔣1.14 Cách tính điểm trung bình học kỳ, năm học
    • ✔️1.15 Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
    • 👩‍🎓1.16 Cấp bằng tốt nghiệp
    • 📝1.17 Các thủ tục hành chính hỗ trợ sinh viên tại Phòng Đào tạo
    • 📧1.18 Cổng thông tin và thời gian học tập
  • ⛷️2. Hoạt động công tác sinh viên
    • ☎️2.1 Hỗ trợ hành chính 1 cửa, quản lý thông tin sinh viên
    • 👩‍💻2.2 Cố vấn học tập
    • 🎁2.3 Học bổng khuyến khích học tập, rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật sinh viên
    • 📧2.4 Cách thức liên hệ với Phòng Công tác sinh viên
  • ⛷️3. Hoạt động Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Đổi mới sáng tạo sinh viên
    • ☎️3.1 Hợp tác Doanh nghiệp, hướng nghiệp, cơ hội thực tập việc làm, hỗ trợ thực tập
    • 👩‍💻3.2 Hoạt động tham vấn tâm lý
    • 🎁3.3 Phát triển kỹ năng cho sinh viên
    • 📈3.4. Cựu sinh viên
    • 🤝3.5 Hoạt động đổi mới sáng tạo sinh viên
    • 💬3.6 Cách thức liên hệ
  • 📚4. Trung tâm Thông tin - Thư viện
  • 💹5. Các quy định về thanh toán học phí
  • 🌏6. Các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế
    • 🗺️6.1 Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới P2A
    • 🎯6.2. Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới ATU-Net
    • 🧩6.3. Chương trình trao đổi sinh viên trong khuôn khổ mạng lưới UMAP
  • 🏢7. Ký túc xá sinh viên
  • ⚕️8. Bảo hiểm y tế
    • 🔑8.1 Đối tượng
    • 🌟8.2 Quyền lợi và mức hưởng BHYT
    • 💰8.3. Mức đóng, hỗ trợ đóng theo quy định
    • 🕘8.4 Thời hạn sử dụng
    • 📝8.5 Thủ tục khám, chữa bệnh hưởng BHYT
    • 💳8.6 Thủ tục cấp lại thẻ mất hoặc thay đổi thông tin trên thẻ
    • 👩‍🏫8.7 Hướng dẫn cách tìm lại mã số BHYT khi quên hoặc mất thẻ và chưa cài VssID.
    • 🧑‍🎓8.8 Tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (Hạn thẻ)
    • 🧑‍🏫8.9 Hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID
  • 🧬9. Nghiên cứu khoa học sinh viên
  • 🖥️10. Hệ thống Công nghệ thông tin
    • 🌐10.1 THÔNG TIN CHUNG
    • ❗10.2 LƯU Ý ĐỐI VỚI SINH VIÊN
    • 📞10.3 HỖ TRỢ XỬ LÝ SỰ CỐ CNTT
  • 📃11. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.
  • 👥12. Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa học đường Trường Đại học Phenikaa
    • 🧑‍🏫12.1 Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường
    • 🫂12.2 Đối với bạn bè
    • 👁️‍🗨️12.3 Ở trong lớp học
    • 🗣️12.4 Ở nơi công cộng
    • 🚦12.5 Đối với thực hiện an toàn giao thông
    • 🙌12.6 Ứng xử trên mạng xã hội
  • PHẦN II: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VÀ PHONG TRÀO SINH VIÊN
  • 🇻🇳1. Đảng ủy trường
  • 🌲2. Đoàn thanh niên trường
  • 🧑‍🎓3. Phong trào sinh viên 5 tốt.
  • 🎓4. Hoạt động Câu lạc bộ sinh viên.
  • 🏆5. Phong trào thể dục thể thao.
  • 🏅6. Các danh hiệu thi đua.
  • PHẦN III: 1001 CÁCH ĐỂ THÀNH CÔNG KHI HỌC ĐẠI HỌC
  • 🤔1. Làm thế nào để học tập thành công ở trường Đại học?
  • 💕2. Góc bạn bè và tình yêu
    • 🤔2.1 Góc bạn bè
    • 🥰2.2 Góc tình yêu thời sinh viên
  • 🤾3. Ăn và chơi
  • 🚌4. Di chuyển
  • 🏕️5. Hoạt động ngoại khoá
    • 🍁5.1. Một số hoạt động ngoại khóa
    • 🎨5.2. Các câu lạc bộ
  • 📖Nhật kí sinh viên
Powered by GitBook
On this page
  1. 1. Hoạt động đào tạo tại trường đại học Phenikaa

1.3 Đánh giá kết quả học tập

1.3.1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào tất cả các điểm thành phần, bao gồm:

a) Điểm chuyên cần: có trọng số 10%, trong đó điểm đánh giá của giảng viên đối với sinh viên về nhận thức, thái độ học tập, tham gia thảo luận, chuẩn bị bài… có trọng số 5% và điểm đánh giá tham gia trên lớp học có trọng số 5%;

b) Điểm kiểm tra học phần: có trọng số từ 20% đến 40%;

c) Điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho tất cả các học phần và có trọng số không dưới 50%.

Việc lựa chọn các hình thức đánh giá điểm thành phần, trọng số của các điểm thành phần và cách tính điểm học phần do khoa/bộ môn đề xuất và được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được thể hiện rõ trong đề cương chi tiết của học phần;

d) Điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.

1.3.2. Đối với các học phần chỉ có thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ 100% số tiết và 100% các bài thực hành, thí nghiệm. Điểm học phần là điểm trung bình của các bài thực hành được quy định trong đề cương chi tiết.

Các căn cứ để giảng viên cho điểm đánh giá đối với sinh viên

a. Kết quả theo dõi tinh thần thái độ học tập trên lớp của sinh viên bao gồm: (1) Tính chuyên cần; (2) Nhận thức và thái độ học tập của sinh viên: Chuẩn bị bài tập, bài thảo luận, học liệu phục vụ học tập; (3) Đánh giá phần thực hành hoặc các bài tập tình huống theo yêu cầu giảng viên; (4) Khuyến khích tích cực tham gia, chuẩn bị, thảo luận nhóm…;

b. Điểm kiểm tra học phần và những căn cứ khác của giảng viên. Những tiêu chí này phải được công bố công khai cho sinh viên biết ngay khi bắt đầu giảng dạy học phần;

c. Kết quả điểm danh của giảng viên (đối với học phần có quy định thời gian lên lớp);

1.3.3. Giảng viên dạy lớp học phần chấm và công bố điểm chuyên cần, điểm kiểm tra học phần và công khai với lớp chậm nhất tại buổi học cuối cùng của lớp học phần. Trường hợp có từ hai giảng viên trở lên giảng một lớp học phần, các giảng viên phải trao đổi thống nhất để cho điểm đối với sinh viên.

Trong 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc buổi học cuối cùng, Giảng viên nộp bản gốc “Bảng điểm quá trình lớp học phần” và “Danh sách điểm danh lớp học phần” đã có đầy đủ điểm đánh giá sinh viên, điểm kiểm tra, chữ ký về phòng Đào tạo và 01 bản sao về khoa/bộ môn quản lý học phần. Sinh viên không đủ điều kiện dự thi phải được thể hiện trên “Bảng điểm quá trình lớp học phần”.

1.3.4. Điểm học phần

Điểm học phần là tổng điểm của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ và chuyển sang thang điểm 4 như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại Điểm d Khoản này.

a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

TT

THANG ĐIỂM 10

THANG ĐIỂM CHỮ

THANG ĐIỂM 4

1

Từ 9,0 đến 10

A+

4,0

2

Từ 8,5 đến 8,9

A

3,7

3

Từ 8,0 đến 8,4

B+

3,5

4

Từ 7,0 đến 7,9

B

3,0

5

Từ 6,5 đến 6,9

C+

2,5

6

Từ 5,5 đến 6,4

C

2,0

7

Từ 5,0 đến 5,4

D+

1,5

8

Từ 4,0 đến 4,9

D

1,0

b) Điểm các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P - Đạt (từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10).

NP- Không đạt

c) Loại không đạt:

TT

THANG ĐIỂM 10

THANG ĐIỂM CHỮ

THANG ĐIỂM 4

1

Dưới 4,0

F

0,0

d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ;

H: Điểm học phần đối với trường hợp sinh viên được xem xét rút bớt học phần;

T: Điểm học phần đối với các học phần đang học (chưa có điểm) của học kỳ sinh viên có đơn đề nghị thôi học, nghỉ học tạm thời hoặc chuyển cơ sở đào tạo.

Previous1.2 Học phần và tín chỉNext1.4 Thời gian và kế hoạch đào tạo

Last updated 1 year ago

📪
📜